Tuy có vị trí rất gần với thị trấn Sapa sầm uất nhưng bản Cát Cát vẫn còn giữ được vẻ đẹp bình yên bởi có thiên nhiên hoang sơ và không gian văn hóa đặc trưng của người H’Mông.
Bản Cát Cát cách Sapa tầm 2 – 3 km, đường dễ đi, do đó hầu hết ai từng du lịch Sapa đều đã từng đặt chân tới Cát Cát. Du khách có thể chọn lựa đi bộ thăm quan bản hoặc ở Home–stay tại bản. Ấn tượng đầu tiên của mỗi du khách là bức tranh thanh bình của những nếp nhà gỗ nằm tập trung quay quần dưới chân núi.
Bản được hình thành từ thế kỷ 19 gồm nhiều nhóm dân tộc thiểu số, nhưng chủ yếu là người H’Mông đen. Cái tên của xuất phát từ việc người Pháp đặt tên cho dòng thác trong bản là Cát Cát, và chọn khu vực quanh thác là khu nghỉ dưỡng, sau đó người ta gọi bao quanh thác là Cát Cát. Tại dòng thác đó, còn có thủy điện Cát cát có từ năm 1925 do người Pháp xây dựng, cũng là một địa điểm tham quan lý thú của bản.
Người dân trong bản rất hiền lành chịu khó. Họ sống chủ yếu bằng nông nghiệp và nghề thủ công. Quanh bản là những thửa ruộng bậc thang trải dài được ví như những nấc thang lên thiên đàng. Vào mùa lúa chín, cả bản vàng rực lên với cả một biển vàng mênh mông. Những khi tạm nghỉ mùa màng, phụ nữ tranh thủ dệt thổ cẩm, dàn ông chịu khó vào rừng kiếm củi, hay trạm trổ bạc, rèn công cụ. Du khách khắp nơi đều trầm trồ trước sự khéo léo của người dân trong bản.
Đi một vòng quanh bản, du khách dễ dàng bắt gặp các cô, các chị ngồi bên khung dệt, vừa làm vừa nói chuyện râm ran. Dù kinh tế còn khó khăn, nhưng từ ánh mặt và nụ cười hồn nhiên của họ, chúng ta cũng phải ghen tị bởi dường như họ là những người hạnh phúc nhất thế gian. Các sản phẩm mà họ làm ra đều mang những màu sắc tươi tắn nhất, mang hình ảnh của núi rừng, hoa cỏ, muông thú.
Xem thêm :
Nếu được ngủ đêm tại bản Cát Cát, bạn hãy thử tắt điện thoại, máy tính đi, để lắng nghe âm thanh trong trẻo của thiên nhiên. Tiếng suối chảy róc rách xa xa, tiếng côn trùng rì rầm, và giọng cười khúc khích của lũ trẻ con trong bản sẽ dần dần thấm vào tâm trí bạn, xua đi những lo lắng, sầu não của cuộc sống thành thị.
Sẽ thật may mắn nếu bạn được chứng kiến những phong tục độc đáo cổ truyền của dân tộc H’Mông vẫn còn được lưu truyền nơi đây như tục “kéo vợ”. Những chàng trai khi mến thương một cô gái, sẽ nhờ bạn bè tìm cách kéo cô ấy về nhà một cách bật ngờ, để thổ lộ tấm lòng với cô. Nếu cô gái đó ưng thuận, sẽ có một lễ cưới linh đình được tổ chức. Nếu cô gái ấy từ chối, họ sẽ trở lại là những người bạn bình thường, không hề có sự trách móc nào.
Ngày nay bởi sự phát triển của du lịch, dân trong bản chuyển sang làm dịch vụ. Người trẻ đều được học hành đầy đủ, biết ngoại ngữ, và nhờ sự hiểu biết về những cảnh đẹp quê hương mà giới thiệu cho du khách. Vì có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, và dịch vụ chu đáo, mà bản Cát Cat đang trở thảnh địa danh thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước.
Bạn có thể quan tâm :
– Tham gia đón lễ hội mùa thu tại Sapa